Theếutiêmkíchtànghìnhđểchiếnđấ8xbeto báo cáo được Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Anh công bố gần đây, không quân nước này cần phi đội đủ lớn và cân bằng để thực hiện các nhiệm vụ như đảm bảo năng lực phòng vệ trên không, phô diễn sức mạnh toàn cầu, cung cấp viện trợ nhân đạo hay tiến hành các chiến dịch tấn công.
Mối quan tâm lớn nhất của 10 nghị sĩ Anh tham gia soạn báo cáo là tình trạng sụt giảm nhanh chóng số lượng máy bay hiện có của không quân kể từ Chiến tranh Lạnh.
Không quân nhiều nước đang cắt giảm quy mô phi đội khi thay máy bay cũ bằng mẫu mới hơn, nhưng mức giảm của Anh được đánh giá là cao hơn hơn nhiều so với Pháp, Đức hoặc Italy.
"Số lượng lớn không đảm bảo chiến thắng trong các cuộc xung đột", báo cáo có đoạn, song lưu ý rằng ngay cả những loại máy bay tiên tiến nhất "cũng có nguy cơ chịu tổn thất lớn trong xung đột nghiêm trọng, điều sẽ nhanh chóng làm tiêu hao lực lượng không quân đang bị cắt giảm quy mô của Anh".
"Xuất hiện nhiều câu hỏi nghiêm túc rằng phi đội tiêm kích của Anh, vốn đã bị cắt giảm quy mô, có thể ngăn chặn và phòng thủ thành công trước chiến dịch tấn công của đối phương hay không", báo cáo nhận định. "Bộ Quốc phòng Anh và lực lượng không quân phải khẩn trương giải quyết vấn đề lực lượng tác chiến thiếu quy mô này".
Trụ cột của phi đội tiêm kích Anh là F-35B. Theo kế hoạch ban đầu, Anh dự kiến mua 150 tiêm kích F-35B, song sau đó giảm xuống 138 chiếc. Nước này đã tiếp nhận 48 chiếc và đang đặt hàng 27 chiếc, song không rõ có mua thêm tiêm kích tàng hình do Mỹ chế tạo hay không.
Những người tham gia phiên điều trần với Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Anh giải thích vấn đề bảo trì khiến phi đội F-35B khó mở rộng hơn nhiều so với kế hoạch. Tuy nhiên, ủy ban này nhận định cách giải thích trên chưa thỏa đáng.
Mỗi tàu sân bay mới của Anh thuộc lớp Queen Elizabeth có thể mang theo 36 tiêm kích F-35B. Về lý thuyết, chúng có thể chở theo toàn bộ phi đội F-35B mà Anh đang vận hành. Tuy nhiên, không quân Anh khi đó sẽ không có tiêm kích tàng hình cần cho nhiệm vụ riêng của quân chủng.
Vấn đề khác nảy sinh là F-35B của Anh sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tấn công, tác chiến điện tử hay kiểm soát vùng trời, khi mẫu tiêm kích này không thể thực hiện toàn bộ nhiệm vụ nói trên cùng lúc.
Để giải quyết vấn đề, giải pháp đơn giản nhất là Anh cần mua tiêm tiêm kích F-35B. Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Anh lưu ý giá mỗi chiếc F-35B là 101 triệu USD, nhưng chi phí bảo trì lại là vấn đề khác. "Giá máy bay có thể đã giảm, song chi phí bảo trì vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được", cơ quan này nhận định.
Ủy ban nhận định phát triển máy bay không người lái (UAV) yểm trợ tiêm kích là phương án tăng quy mô lực lượng tác chiến hiệu quả về mặt chi phí. Theo kịch bản này, mỗi tiêm kích đắt tiền có người lái sẽ bay cùng UAV phản lực trợ chiến với năng lực có thể kém hơn, song với số lượng lớn và có khả năng hy sinh khi cần thiết.
Anh đang phát triển mẫu UAV trợ chiến có tên Máy bay Chiến đấu Hạng nhẹ Giá cả phải chăng Mới (LANCA), song chưa rõ tình trạng và tiến độ của dự án này. London từng đình chỉ dự án UAV trợ chiến Mosquito, có liên quan đến LANCA, một năm trước khi mẫu máy bay này cất cánh thử nghiệm.
Nguyễn Tiến(Theo Forbes)