Truc Tiep Da Ga Thomo

Lần đó trong bếp ăn chung ở Học viện Hàn Quốc học, tôi đã có một trải nghiệm nhớ đời. Sau khi đập ha bongdanet

【bongdanet】Vứt rác sang hàng xóm

Lần đó trong bếp ăn chung ở Học viện Hàn Quốc học,ứtrácsanghàngxóbongdanet tôi đã có một trải nghiệm nhớ đời. Sau khi đập hai quả trứng gà cho bữa tối, tôi vô tư lự quăng vỏ trứng vào thùng rác thực phẩm. Lúc này, một nghiên cứu sinh người Hàn Quốc nhìn tôi bằng thái độ lạ lẫm rồi hỏi, sao lại bỏ chúng vào đấy. Vỏ trứng không phải là rác thực phẩm, nếu bỏ sai bạn có thể bị camera quay lại và phải nộp phạt 10 nghìn won (185.000 đồng) theo quy định của pháp luật, bạn nhắc nhẹ thêm cho tôi.

Ấm ức, tôi về phòng mở lại quy định phân loại rác được nhà trường gửi khi nhập học. Đến lúc này, tôi thật sự mới biết mình đã bỏ rác sai từ rất lâu. Sách ghi rõ, nếu trứng sống, trứng luộc mà bị hỏng và không ăn được, bạn hãy bóc vỏ trứng, loại bỏ phần bên trong trứng, coi như rác thải thực phẩm, và vứt vỏ cứng như rác thải thông thường.

Sách cũng hướng dẫn thêm, tốt hơn hết bạn nên rửa sạch bên trong vỏ trứng trước khi vứt đi, giúp vỏ không bị thối rữa khiến bọ, gián hay côn trùng khác không "đóng tổ" trong túi rác.

Gia đình tôi từng sống tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hồi đó, sau khi con đường tại khu phố tôi ở được mở rộng khang trang hơn, phường có chủ trương kêu gọi người dân mua thùng rác đặt trước nhà, phân loại rác từ nguồn nhằm giữ gìn cảnh quan đô thị, không gian sạch đẹp, thông thoáng và hơn hết là để bảo vệ môi trường sống chung.

Dân cư ở khu phố phần lớn ủng hộ, nhưng gia đình tôi khá khó xử với đề nghị của nhà hàng xóm. Người này cho rằng bỏ gần trăm nghìn mua mấy cái thùng rác thì quá phí, đề nghị hùn với nhà tôi mua thùng để "chứa chung". Tôi hoang mang không biết phải chung thế nào, đành từ chối bằng lý do nhà tôi hàng ngày có rất nhiều rác thải.

Vậy là, người hàng xóm không mua thùng như quy định mà tranh thủ bỏ rác sang láng giềng; lúc sang nhà tôi, lúc sang nhà khác, đều chưa được phân loại. Rác thành ngọn, bật bung cả nắp thùng, con chó con mèo chạy qua, đá trái đá phải, vương vãi khắp nơi, hôi hám và mất thẩm mỹ.

Một người họ hàng của tôi cũng than thở, con hẻm nhỏ trước nhà chị, mỗi ngày người hàng xóm cứ vô tư liệng 4-5 bọc rác ra đường, không cần canh giờ nhân viên thu gom đến. Ruồi nhặng chuột bọ xúm xít vào "khai thác" rồi lại rúc túa lua vào bát cơm bát canh của những nhà kề cạnh như nhà chị.

Người dân Hàn Quốc trước đây cũng không phải có ý thức cao về bảo vệ môi trường. Cách đây chưa xa, trước những năm 2000, nếu bạn đậu xe hơi một lúc quanh khu sân vận động World Cup, ruồi nhặng sẽ bám đầy kính xe.

Chi phí hàng trăm hàng nghìn tỷ won, từ tiền thuế của người dân, đổ vào việc làm sạch môi trường sống đã dần thay đổi tư duy của người dân, để bây giờ, họ không còn cảm thấy phiền khi phải chia phần vỏ trứng vào ô chứa rác thông thường, phần vụn trứng vào ô rác thực phẩm. Người nông thôn cũng không quăng bao phân, vỏ thuốc trừ sâu vào kênh, rạch, sông suối.

Ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất, trung bình mỗi ngày mỗi người dân thải ra 1,2 kg rác. Với dân số 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, hơn 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ tư trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều năm qua đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tác động của rác thải. Trong đó, gần đây nhất là yêu cầu phân loại rác tại nguồn - một chủ trương đã bắt đầu từ hơn 20 năm qua, nhưng vẫn loay hoay thí điểm rồi lại dừng.

Không ít cuộc vận động bảo vệ môi trường đã thất bại, vì nhiều nguyên nhân. Nhưng từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy, bao nhiêu chủ trương, chính sách cũng có thể vô ích nếu người dân vẫn "chỉ biết sạch nhà mình".

Nguyễn Nam Cường

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap